Sau sự cố hacker tấn công trang http://thuphapviet.coo.vn V2 chúng tôi đã nâng cấp lên V3 với nhiều tính năng và hỗ trợ trực tuyến các bạn nhiều hơn, tuy đã nâng lên V3 http://thuphapviet.cz.cc nhưng còn hạn chế vì thời gian quá gấp rút, mong các bạn có nhu cầu đăng kí lại ở diễn đàn mới
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THƯ PHÁP VIỆT


 
HOMEHOME  LIÊN HỆLIÊN HỆ  Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 ĐÔNG HỒ TIÊN SINH

Go down 
Tác giảThông điệp
ĐINH HOÀNG
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 65
Join date : 23/07/2010

ĐÔNG HỒ TIÊN SINH Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐÔNG HỒ TIÊN SINH   ĐÔNG HỒ TIÊN SINH EmptySat Jul 24, 2010 11:34 am

- Đông Hồ tên thật là Lâm Tấn Phác
ĐÔNG HỒ TIÊN SINH Dhtt
- Sinh ngày 16/02/1906 năm Bính Ngọ tại làng Mỹ Đức tỉnh Hà Tiên (Nay thuộc thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang)
- Vì mấy đời nhà ông sống ở ven Đông Hồ Ấn Nguyệt nên khi mới bắt đầu biết làm thơ ông đã chọn bút danh là Đông Hồ. Ngoài ra ông còn nhiều bút hiệu khác như Thuỷ Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Nam và còn có tự là Trác Chi.
- 1926-1934 ông mở nhà nghĩa học bên bờ Đông Hồ lấy tên là Trí Đức Học Xá, tự mình làm trưởng giáo và chủ trương dạy toàn tiếng Việt. Bên cạnh việc dạy tại chỗ ông còn mở cả hệ đàm thụ để học sinh từ xa có thể học được tiếng Việt.
- Sau năm 1945 ông dời nhà lên Sài Gòn, ông vừa làm thơ, vừa viết văn và cộng tác với một số tờ báo như: Đông Pháp, Thời Báo, Phụ Nữ Tân Văn, Việt Dân, Tự Do, Mai, Văn Học Tạp Chí, Khai Trí Tiến Đức Tập San, Tri Tân…
-1964 ông được mời làm giảng viên cho đại học Văn Khoa Sài Gòn.
- Các tập sách đã xuất bản: Thơ Đông Hồ, Lời Hoa, Linh Phương, Cô Gái Xuân, Những lỗi thường lầm trong sự học Quốc văn, Hà Tiên Thập Cảnh, Trinh Trắng, Song Tinh, Bội Lan Hành, Văn Học Miền Nam, Văn Học Hà Tiên, Đăng Đàn, Chi Lan Đào Lý, Đào Lý Xuân Phong, Hà Tiên Mạc Thị Sử, Trác Chi Tùng Thi, Trác Chi Tùng Văn, Thiên Địa Gian, Úc Viên Thi Thoại…
- Đông Hồ, Mộng Tuyết là đôi vợ chồng tri âm tri kỷ. Ông và bà đã sống với nhau trọn vẹn cũng như cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp văn học nước nhà. Ông và bà là linh hồn cho Tao Đàn Chiêu Anh Các nơi hợi tụ những nhân tài thơ văn, tổ chức hàng năm tại Hà Tiên.
- Ông Đông Hồ mất ngay khi đang bình giảng cho các sinh viên nghe bài thơ” Trưng Nữ Vương” của nữ sĩ Ngân Giang đến đọan kết:
“Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng, khăn lạnh trở đầu voi
Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ loi…”
Vì quá xúc động, Đông Hồ đã bất tỉnh trong tay các học trò và qua đời lúc 19 giờ ngày 25.03.1969 nhằm năm Kỷ Dậu. Về việc này, nhà thơ Chiêu Dương đã viết bài cảm thương, trong đó có hai câu:

“Ai đem tang tóc vào thơ
Ngâm câu “Điện ngọc…”, Đông Hồ ra đi”.
Ai đó đã khóc ông bằng đôi câu đối:
“Sông Thái ôm trăng, Lý Bạch qui.
Trường văn nhả ngọc, Đông Hồ tịch”.

Đông Hồ là một trong những vị tiền bối có công đầu khai phá cho bộ môn thư pháp Việt. Theo tôi được biết, nhà thư pháp Trụ Vũ trước đây ông học viết thư pháp Hán nhưng nhờ duyên may được gặp gỡ cụ Đông Hồ và đem lòng yêu mến nét chữ, muốn thể hiện cái hồn của thư pháp Hán bằng chữ Quốc ngữ nên sau nhiều năm mài mò Trụ Vũ đã trở thành một cái tên khá nổi tiếng trong làng thư pháp Việt. Ngoài ra ta còn ghi nhận được một vị khác tên là Tăng Hưng, ông là một nhiếp ảnh gia, tuy không phải là một tên tuổi lớn được biết đến trong bộ môn thư pháp Việt, nhưng ông là học trò ruột và được đích thân cụ Đông Hồ chỉ dạy cho các viết thư pháp Việt, cho nên ông có một nét chữ hao hao giống cụ Đông Hồ. Tăng Hưng từng có nhiều cuộc triển lãm kết hợp giữa thư pháp Việt với những tác phẩm nhiếp ảnh do chính ông sáng tác. Gần đây là kiến trúc sư Nguyễn Thanh Sơn, do nhiều lần đến thăm và gặp gỡ nhà thư pháp Trụ Vũ, ông cũng đem lòng yêu mến đối với lối thư pháp đặc biệt này. Cũng từ nhà thư pháp Thanh Sơn mà phong trào thư pháp Việt trở nên phổ biến rộng rãi trong quần chúng mà ngày nay nhiều nhà thư pháp thế hệ sau ảnh hưởng không ít từ ông.

Tuy khi cụ Đông Hồ ra đi, ngoài những tác phẩm thư pháp mà ông để lại, có thể chưa hòan chỉ mỹ mãn về một khía cạnh nào đó và cũng như không thấy một lý luận, một nghiên cứu nào về thư pháp Việt của cụ. Nhưng ta ghi nhận được những công lao đóng góp, một sự đam mê và hoài bão lớn về lối chơi chữ nghệ thuật đặc biệt này. Có thể khi sinh thời cụ Đông Hồ viết thư pháp Việt như một sở thích, một thú chơi tao nhã và là một hình thức để ông truyền bá thơ văn và chữ Quốc ngữ thông qua nghệ thuật thư pháp. Nhưng những viên gạch đầu tiên ông đặt cho chúng ta, vô hình chung đã trở thành một bộ môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích đến ngày hôm nay. Vốn có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhiều người trong giới thư pháp đã cảm kích và xem ông như một vị “Tổ”của bộ môn để tôn thờ.

Tưởng nhớ đến công ơn của cụ, một số người chọn ngày sinh của ông là ngày 16/02 hàng năm làm ngày họp mặt tri ân đến cụ Đông Hồ. Ngày này cũng nhằm vào mùa xuân, mùa của những hoa mai hoa đào nở rộ phản phất bên những chiếc chiếu hoa của những ông đồ cho chữ. Nên chăng chúng ta chính thức công nhận một ngày giỗ “Tổ” để những người yêu thư pháp bốn phương tụ họp về một nơi, trước là để tưởng nhớ đếng công lao của các bậc tiền nhân khai phá cho bộ môn thư pháp Việt, sau là để anh em trong giới có dịp gặp nhau sau một năm họat động và có thể gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ cho nhau những buồn vui cũng như tìm ra một hướng đi tích cực hơn cho bộ mộn nghệ thuật thư pháp Việt?


ĐÔNG HỒ TIÊN SINH Dongho%20
Về Đầu Trang Go down
https://thuphapviet.forumvi.com
 
ĐÔNG HỒ TIÊN SINH
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chiêu sinh lớp Thư pháp khoá 01 năm 2011
» SƠ LƯỢC THƯ PHÁP ĐÔNG TÂY

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: ÔNG ĐỒ THỜI NAY-
Chuyển đến