Sau sự cố hacker tấn công trang http://thuphapviet.coo.vn V2 chúng tôi đã nâng cấp lên V3 với nhiều tính năng và hỗ trợ trực tuyến các bạn nhiều hơn, tuy đã nâng lên V3 http://thuphapviet.cz.cc nhưng còn hạn chế vì thời gian quá gấp rút, mong các bạn có nhu cầu đăng kí lại ở diễn đàn mới
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THƯ PHÁP VIỆT


 
HOMEHOME  LIÊN HỆLIÊN HỆ  Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 GIẤY DÓ VIỆT NAM

Go down 
Tác giảThông điệp
ĐINH HOÀNG
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 65
Join date : 23/07/2010

GIẤY DÓ VIỆT NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: GIẤY DÓ VIỆT NAM   GIẤY DÓ VIỆT NAM EmptySun Jul 25, 2010 3:30 pm

CHẤT LIỆU GIẤY DÓ VIỆT NAM
GIẤY DÓ VIỆT NAM Giay-buoi-1


Giấy dó ở Việt Nam làm từ vỏ cây Dó tươi, lấy ở miền đồi núi đồi sông Thao, Vũ ẻn, tỉnh Phú Thọ.
Cây Dó thuộc họ Trầm (Thymeleaceae). Có 2 loại:
- Dó bầu (Rhamnoneuron), cây cao khoảng 2m, lá hình bầu dục dài, mặt dưới có long ngắn, có hoa trắng, mùi thơm.
- - Dó niệt – dó cánh, dó chuột (Wikstroenia indica) cây nhỏ, xanh tốt quanh năm, cao 0,3 – 0,6 m, lá mọc đối, nhỏ, xanh đậm và nhẵn bóng, gân lá nổi rõ, hoa thơm, màu vàng ngà. Mọc hoang dại ở vùng đồi, ven rừng miền Trung du.

Vỏ của 2 loại cây Dó trên có nhiều sợi xơ và chất dính, được dung làm giấy Dó, giấy Bản.
Khi sản xuất, vỏ cây Dó phải ngâm nước vôi loãng 2 ngày, rồi cho vào vạc lớn, nấu cách thủy trong 4 ngày liền.

Vỏ cây Dó sau khi ngâm, nấu kỹ đã cho ta một loại xơ trắng (xenlulôzơ). Đây là chất liệu tinh khiết để làm ra giấy. Đem loại xơ trắng này cho vào cối giã nát, mịn, nhuyễn thành bột, rồi thả vào tàu seo. Tàu seo là một bể nước có pha sẵn loại keo dính bằng nhựa cây Mò. Bột Dó giã nhuyễn được thả vào đây sẽ tạo nên một thứ nước sền sệt, khi đem tráng, láng trên liềm seo (tấm mành tre) sẽ cho ra đời những tờ giấy sáng mịn.

Giấy seo xong đem ép cho khô kiệt nước và đanh chắc. Sau đó cho vào lò sấy khô, cuối cùng bóc ra từng tờ, trở thành sản phẩm giấy Dó.
Theo thư tịch cổ nước ngoài, Việt Nam có nghề làm giấy từ thế kỷ II sau Công Nguyên- chế tác từ gỗ cây Mật Hương làm thành loại giấy bản tốt gọi là giấy Mật Hương. Người Giao Chỉ còn biết làm giấy từ rong rêu lấy ở dưới biển gọi là Trắc Lý (theo sách “Thập Dị Ký” của Vương Gia người Trung Quốc thế kỷ IV). Thư tịch cổ còn ghi: Thế lỷ XIII ở phía tây kinh đô Thăng Long, làng Dịch Vọng (từ thời Lý) đã có nhiêu gia đình chuyên nghề làm giấy Bản và giấy Dó nay còn lưu lại tên Cầu Giấy (cầu của làng có nghề làm giấy).

Đến thế kỷ XV, do nhu cầu xã hội phát sinh thêm nghề làm giấy ở phường Yên Thái (quận Tây Hồ) với nhịp chày giã bột làm giấy:
“Mịt mù khói tỏa mờ sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”
GIẤY DÓ VIỆT NAM Nghe-nhan-tranh-dan-gian-Dong-Ho-mo-trung-tam-van-hoa-42105-1
Ở Trung Quốc, cổ sử có nói rõ tên một viên quan chức nhỏ, thuộc đời Đông Hán (105 sau CN) tên là Thái Luân. Là người đầu tiên nghĩ ra cách làm giấy có tổ chức một cách quy mô lớn. Bảy trăm năm sau, bí quyết làm giấy mới truyền sang châu Âu.

Nước ta có một số làng làm giấy như làng An Cốc, xã Đồng Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Tây; làng Xuân Ổ, Tiên Sơn, Bắc Ninh; ở Phong Khê, Yên Phong, Bắc Ninh; làng Mai ở Đông Sơn, Thanh Hóa, làng Từ Vân, Thanh Oai, Hà Tây; làng Yên Lạc ở Nguyên Bình, Cao Bằng.

Giấy Dó với đặc tính mềm, mỏng, dai, thấm hút nước màu mạnh. Thời xưa giấy Dó được ưa dùng cho việc viết chữ nho, in kinh Phật, in tranh khắc gỗ, làm vàng mã, làm quạt. Loại giấy tốt được dùng để Vua viết “Sắc phong” mà nay ta còn được xem qua việc lưu giữ ở các đình làng, các nhà thờ dòng họ. Đặc biệt loại “giấy sắc” Long Đằng” thời Lê Trung Hưng (cách nay hơn 300 năm) chế tác từ nên giáy Dó. Có dòng họ Lại ở vùng đất Nghĩa Đô (Từ Liêm, Hà Nội) đã được triều đình cho phép độc quyền sản xuất, cho ra đời những từ “giấy sắc” quý giá, lấp lánh, ẩn hiện nét vẽ rồng mây. Và gần đây Cục Di sản văn hóa phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện nghiên cứu Hán Nôm dự định lập Dự án khôi phục lại nghề “giấy sắc” ở Nghĩa Đô.

Nghề làm giấy Dó ngày nay được phục hồi một vài nơi, cung cấp cho các họa sĩ chuyên vẽ tranh về chất liệu giấy Dó, viết thư pháp. Giá trị của chất liệu giấy Dó được nâng lên mức độ độc đáo, hấp dẫn đối với người trong nước và nười nước ngoài.

Phạm Thanh Liêm
(Theo: Tạp chí Mỹ thuất - Nhiếp ảnh, số 5, 2007)
Về Đầu Trang Go down
https://thuphapviet.forumvi.com
 
GIẤY DÓ VIỆT NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» BÀI 2: CÁCH VIẾT CHỮ
» Thư Pháp Việt
» buoc dau viet but long
» BÚT LÔNG
» BÚT PHÁP TRONG THƯ PHÁP- Bài viết của cố họa sĩ CHÍNH VĂN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THƯ PHÁP ĐẠI CƯƠNG-
Chuyển đến