Sau sự cố hacker tấn công trang http://thuphapviet.coo.vn V2 chúng tôi đã nâng cấp lên V3 với nhiều tính năng và hỗ trợ trực tuyến các bạn nhiều hơn, tuy đã nâng lên V3 http://thuphapviet.cz.cc nhưng còn hạn chế vì thời gian quá gấp rút, mong các bạn có nhu cầu đăng kí lại ở diễn đàn mới
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THƯ PHÁP VIỆT


 
HOMEHOME  LIÊN HỆLIÊN HỆ  Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
ĐINH HOÀNG
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 65
Join date : 23/07/2010

BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT   BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT EmptySat Jul 24, 2010 9:39 am

SƠ LƯỢC THƯ PHÁP ĐÔNG TÂY.
Thư pháp là một môn nghệ thuật cực hay. Ở đây xin được sơ qua 1 số nét về thư pháp trên thế giới để mọi người có cái nhìn tổng quan về môn nghệ thuật này.
THƯ PHÁP TRUNG HOA.
Người xưa còn xem mỗi chữ Hán như một “bức vẽ” nhỏ (xuất phát từ đồ họa), nên đã nâng cao thành một thứ nghệ thuật rất đặc biệt, gọi là thư pháp, viết thế nào để nét bút thể hiện được những rung cảm thưởng ngoạn, mang đầy đủ cái đẹp khách quan (văn bản) và chủ quan (tác giả). Chẳng những là nghệ thuật, thư pháp còn là Đạo, như người xưa đã nói:
"Học tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tính, đào dã tâm tình”
(Rèn luyện thư pháp có thể sửa mình, nuôi tính và uốn nắn tình cảm).
Theo từng thời kì lịch sử, thư pháp dựa trên từng tự thể khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là lệ thư, tiểu triện, khả thư và hành thư, trong đó thể thảo thư xuất phát từ chân thư và hành thư chiếm địa vị rất cao.
THƯ ĐẠO 書道 -NHẬT BẢN-
Với một nền văn hoá mang đậm nét truyền thống như Nhật Bản thì cũng không có gì lạ khi shodou được coi là một trong những bộ môn nghệ thuật độc tôn.

Shodō (書道 _ thư đạo, ), hay nói một cách đơn giản là nghệ thuật viết chữ đẹp, du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ khá sớm, nhưng phải đến năm 749 với bài tanka Soukou Shujitsu thì thư pháp Nhật mới đạt được những phong cách riêng.
CÁC QUỐC GIA HỒI GIÁO.
Thư pháp Ả Rập là một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập.
Thư pháp Ả Rập/Ba Tư có quan hệ với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trên các trang kinh sách. Các nghệ sĩ đương đại của thế giới Hồi giáo đã học hỏi từ các di sản thư pháp để sử dụng trong các tác phẩm của mình.
Thay vì gợi về cái gì đó liên quan đến thực tại của lời nói, đối với các tín đồ Hồi giáo, thư pháp là một sự biểu đạt của nghệ thuật cao quý nhất - nghệ thuật của thế giới tâm linh. Thư pháp đã trở thành hình thức thiêng liêng nhất của nghệ thuật Hồi giáo vì nó mang lại một mối liên kết giữa các ngôn ngữ của người Hồi giáo với đạo Hồi. Kinh thánh của đạo Hồi, kinh Koran, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngôn ngữ Ả Rập, mà mở rộng của nó là thư pháp Ả Rập. Các câu cách ngôn và các đoạn hoàn chỉnh trong kinh Koran vẫn là những nguồn sống động cho thư pháp Ả Rập.
CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY:Calligraphy
Theo nhiều nghiên cứu thì xuất phát của các quốc gia này xuất phát từ việc chép kinh thánh.Với sự sáng tạo và tôn kính với bộ kinh, họ đã tạo ra những tác phẩm vô giá và may mắn cho nhân laọi là một số còn được lưu giữ tại các viện bảo tàng trên thế giới.
Thư pháp phương Tây có phong cách khác hẳn thư pháp Á Đông. Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ thay cho lối chữ thảo thường gặp trong thư pháp Á Đông.
Thư pháp phương Tây có thể được thể hiện bằng nhiều phương tiện: bút sắt, cọ, thước, compa, êke...
CÁCH CẦM BÚT
Cầm bút sao cho bút vuông góc với mặt giấy, khi viết các ngón tay và cổ tay phải thoải mái không gồng cứng. Lưng thẳng, vai giữ nằm ngang và thả lỏng. Nên tập cho mình một thói quen để giấy song song với cạnh bàn và vai, không nên để tờ giấy xéo và xoay người sang để viết. Với tác phẩm có kích thước vừa phải khi chuyển bút chỉ di chuyển các ngón tay, cổ tay, khủy tay chứ không di chuyển vai và toàn thân. Tuỳ vào loại giấy, độ đặc lỏng của mực và thể chữ mà bạn chọn cho mình tốc độ viết phù hợp. Đừng quan niệm rằng viết thư pháp phải viết thật nhanh mới hay. Công phu cầm viết nằm ở chỗ tay thật vững, không run, khi tay vững thì bạn có thể viết chữ to hay chữ nhỏ chỉ với một cây bút.
Khi viết, tay nhấc lên cao không chạm mặt giấy gọi là Không Bút. Khi viết tay chạm mặt giấy thì gọi là Tì Bút
- NGŨ CHỈ CHẤP BÚT: Đây là cách cầm bút thông dụng và phổ biến nhất.
Giữ thân bút bằng ba ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đầu ngón tay cái áp sát vào thân bút, đầu ngón trỏ và ngón giữa áp sát vào thân bút theo phía đối diện với ngón cái. Phần móng tay của ngón áp út tựa nhẹ vào thân bút và ngón út không chạm vào thân bút mà tựa nhẹ vào ngón áp út.

BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT 44%20nguchi

Chú ý ngón áp út và ngón út không để cong quẹo hoặc chạm vào lòng bàn tay. Các ngón tay phải giữ bút chắc chắn, lòng bàn tay phải rỗng. Cổ tay phải thăng bằng và cánh tay luôn giữ ở tư thế treo.
Các bạn nên nhớ rằng cầm bút cao hay thấp và cầm theo cách nào cho phù hợp còn tuỳ thuộc vào thể chữ và kích thước của tác phẩm.
- CÁC CÁCH CẦM BÚT KHÁC
. Cách cầm đơn giản nhất là giữ sao cho các ngón tay nằm một bên thân bút và ngón trỏ nằm ở phía ngược lại.
BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT 44a%20nguchi
. Khi viết chữ với kích thước nhỏ bạn có thể tựa nhẹ cánh tay vào cạnh bàn, chống nhẹ ngón tay út vào giấy hoặc kê cổ tay lên một thanh gỗ hay mu bàn tay trái.
Khi mới tập viết, có người luyện kỹ pháp không bút trước, cách này tốn nhiều thời gian và đòi hỏi công phu tập luyện cao. Nếu bạn thành thạo kỹ pháp không bút thì bạn đã dàng điều khiển bút theo các kỹ pháp khác. Ngược lại, nếu bạn luyện kỹ pháp tì bút trước thì bạn dễ làm quen và điều khiển bút nhanh hơn. Nhưng sau này bạn muốn luyện sang kỹ pháp không bút sẽ gặp nhiều trở ngại, bạn thấy không quen tay, mất kiên nhẫn và mau chán nản. Như vậy sẽ gây hạn chế rất lớn cho công việc sáng tác của bạn sau này.
BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT 44b%20nguchi
BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT 44c%20nguchi
BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT 44d%20nguchi
Tư thế viết:
- Ngồi viết: Tùy theo chiều cao của mỗi người và diện tích của nơi viết chữ mà bạn có thể chọn cho mình một bộ bàn ghế thích hợp và thoải mái để viết.
- Đứng viết: Tức là bạn vẫn dùng bàn để viết nhưng không dùng ghế để viết cho thật thoải mái.
_ Ngồi xếp bằng: Lúc này bạn sử dụng bàn thấp và ngồi xếp bằng dưới đất hoặc có thể ngồi trên một chiếc gối nhỏ.Tư thế này có tầm nhìn vừa phải, không quá gần như khi sử dụng ghế mà cũng không quá xa khi đứng viết.
- Bò nghiêng: Các bạn dễ thấy hình ảnh này khi xem những tranh ảnh về những cụ đồ ngày xưa, đây là tư thế tạm thời vì các cụ chỉ viết trong mấy ngày xuân ngắn ngủi, không tiện mang theo bàn ghế. Ở tư thế này nếu viết chữ đại tự thì các cụ ngồi thẳng lưng mà viết, trong trường hợp viết các câu đối thì các cụ duỗi dài người lên phía trước.
- Quỳ gối viết: Ở tư thế này thì hai gối các bạn phải chạm đất và tay trái chống thẳng, rất tiện khi viết chữ to.
- Đứng viết lên vách: Khi các bạn phải viết tác phẩm lên một tấm vách cố định thì ta dùng tư thế này. Giữ tầm mắt vừa phải và tập trung vào nội dung đang thể hiện.
* Dù bạn viết ở bất kỳ tư thế nào đi nữa thì nên giữ cơ thể thăng bằng và thoải mái. Nếu ngồi ghế thì hai bàn chân phải song song nhau và chạm vào mặt đất. Vai luôn giữ ngang và cột sống phải thẳng, nếu không dễ gây tật gù lưng và nhức mỏi cho chúng ta sau này, cũng như không thể ngồi viết lâu được. Nếu trong trường hợp vận bút có gì trở ngại, bạn nên kiểm tra lại tư thế và cách cầm bút, nếu mọi thứ ổn định và đúng cách mà đường bút vẫn chưa đạt thì bạn nên nghỉ ngơi.
Trích Thư pháp Việt lý thuyết và thực hành của Đăng Học.
NÉT CĂN BẢN:
Trong khuôn khổ thư pháp chữ QUỐC NGỮ, chỉ có 2 nét căn bản nhất là nét thẳng và nét cong!Nét thẳng lại được chia làm 2 nét căn bản khác đó là thẳng đứng (xổ) và nét ngang (hoành).
Nét cong trong các chữ cái a, c, hay o..., nét xổ trong chữ p,, chữ d chữ y hay g...., nét hoành trong các chữ như t,chữ h,... nhưng sự phân chia đó chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn đầu, giai đoạn cầm bút luyện cho quen cách cầm và đưa bút để có nét xước, đậm nhạt phù hợp.Thực tế lúc viết chúng ta vận dụng linh hoạt giữa nét thẳng và cong.sẽ không có một nét nào được gọi là thẳng hoàn toàn trong thư pháp quốc ngữ hay ngược lại.
nói cách khác cách chia nét cụ thể như thế nếu có chỉ có trong các bức nhái hình chữ hán của các bức thư pháp quốc ngữ mà thôi.
Nét thẳng viết như thế nào?Nét cong viết như thế nào?
Quá đơn giản phải không.Thẳng là thẳng, cong là gần tròn tý thì đẹp chứ sao
Về Đầu Trang Go down
https://thuphapviet.forumvi.com
rockviet




Tổng số bài gửi : 1
Join date : 24/07/2010
Age : 36

BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT   BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT EmptySat Jul 24, 2010 9:52 pm

THANK ADMIN!POST BÀI 2 ĐI CHO EM HỌC NHA
Về Đầu Trang Go down
 
BÀI 1:CĂN BẢN NHẤT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tim nguoi viet thu phap dep nhat
» Font chữ Thư Pháp mới nhất được thiết kế trên bảng mã Unicode

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC THƯ PHÁP VIỆT-
Chuyển đến